Những câu hỏi liên quan
Sun’s Lừi’s Biếng’s
Xem chi tiết
Trương Minh Nghĩa
20 tháng 9 2021 lúc 14:39
Phân tích cách so sánh, ví von: "  Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông"  => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.“Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo

=> Nội dung chính:  Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.

Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Phân tích nội dung: 

Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Phân tích nội dung:

Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kínhHình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đìnhLối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.

=> Nội dung:  diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Phân tích nội dung:

Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiếtNghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông"  là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc. 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Bảo Duy
Xem chi tiết
Đan Khánh
13 tháng 11 2021 lúc 7:47

Tham khảo:

Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa rằng công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. ... Như vậy, câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Anh
13 tháng 11 2021 lúc 7:49

Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ

Bình luận (0)
đỗ hồng quyên
Xem chi tiết
Đinh Thị Thanh Thu
27 tháng 9 2019 lúc 20:27

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Bình luận (0)
Lê hoàng Quân
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
24 tháng 12 2022 lúc 20:36

TK : dàn ý

1, Mở bài:

– Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.

– Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.

2. Thân bài:

Câu 1: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!

– Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.

– Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng
nhấn mạnh ý đó.

– Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.

Câu 2: Chiều chiều … ruột đau chín chiều.

– Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.

– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.

Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!

– Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã
khuất.

– Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.

Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.

– Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.

– Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.

– Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.

3. Kết bài

– Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.

– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc

Bình luận (0)
Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
Cihce
15 tháng 10 2021 lúc 8:28

Tham khảo :

" Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi "

Câu ca dao này không những vô cùng đúng đắn mà còn mang đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa sâu xa . Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành và đức hi sinh cao cả của cha mẹ . Có thể thấy , cha mẹ là những người đã dạy dỗ , nuôi nấng mỗi chúng ta thành người . Để đền đáp những công ơn to lớn đó , mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn . Đền ơn đáp ơi nghĩa cha mẹ không chỉ bắt nguồn từ tấm lòng, từ suy nghĩ mà đó còn là trách nhiệm của mỗi một người con như chúng ta . Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc , trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào hạnh phúc . Bên cạnh đó , chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo , biết ơn , đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói , việc làm cụ thể : phụng dưỡng cha mẹ khi về già . Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ , phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta .

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Đức CTVVIP
1 tháng 9 2021 lúc 12:41

Tham Khảo

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao bể rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đốì với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”.

Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó-là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nâng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sông, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Như Quỳnh
18 tháng 10 2021 lúc 12:30

cam on

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 3 2019 lúc 10:30

- Các câu dưới đều thiếu chủ ngữ do quan hệ từ qua và về đã biến chủ ngữ của câu trở thành trạng ngữ.

Sửa lại:

- Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra … cha mẹ đối với con cái.

- Hình thức có thể làm gia tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có làm thấp giá trị nội dung.

Bình luận (0)
kocogi
Xem chi tiết
hà đăng khoa
20 tháng 10 2023 lúc 20:27

1 BÀI NÓI VỀ CHA MẸ 

2 CHA MẸ HI SINH TẤT CẢ VÌ CON

3

Bình luận (0)
Đoàn Nguyễn
Xem chi tiết